Amacha (甘茶) thuộc dòng trà thảo mộc (herbal), còn gọi là trà ngọt, được dùng trong ngày lễ Kan-butse-e hay lễ Tắm Phật, tổ chức hàng năm vào ngày 8 tháng Tư dương lịch (là ngày Phật đản tại Nhật Bản). Trà amacha được tưới trên tượng Phật sau đó hứng và chia cho mọi người cùng uống (dựa theo truyền thuyết thì loài hoa này có liên quan tới thời khắc linh thiêng mà hoàng hậu Maya hạ sinh Đức Phật, khi Đức Phật đản sinh, có chín con rồng tưới Amrita trên Ngài; amacha được dùng để thay Amrita).
Amacha không chứa đường nhưng có vị ngọt gấp 400-600 lần đường tinh luyện, hơn 2 lần đường hoá học Saccharin, tuy nhiên lại không hề để lại hậu chua khó chịụ. Loại trà này cũng được gọi là trà dâng Phật.
Amacha làm từ giống cẩm tú cầu (Ajisai) mang tên Hydrangea Serrata, chủng này phổ biến ở vùng núi ở Nam Hàn và Nhật Bản. Phân biệt cái này với chủng cẩm tú cầu trồng cảnh Hydrangea macrophylla. Hydrangea Paniculata cũng thuộc chủng tú cầu nhưng là chất gây nghiện. Loại này cũng hay bị nhầm lẫn với Gynostemma pentaphyllum (Giảo Cổ Lam – Trung Quốc) thuộc chủng Cucurbitaceae.
Amacha được dùng như một thành phần dược phẩm để điều trị một số bệnh chẳng hạn như chống dị ứng phấn hoa, bệnh nha chu, bệnh tiểu đường và người kiêng ăn đường… có thể coi như chế độ ăn kiêng lành mạnh. Vị ngọt dịu, không hề hăng hay gây khó chịu.
Công dụng:
Amacha có có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, uống trà amacha không gây mất ngủ, ngược lại còn gíup lợi tiểu, trị sỏi thận và dùng tốt cho người tiểu đường. Dùng thay thế cho đường trong ăn kiêng.
Liều dùng:
Mỗi ngày uống dưới 2gr. Có thể kết hợp chung với trà khác như Sencha, Houjicha…để cho vị ngọt thanh tao hơn. Có thể dùng thay đường để nấu chè.
Cách dùng:
Cho 1,5 đến 2 gram Amacha với khoảng 800ml đến 1 lít nước sôi, ngâm trà và dể uống nguyên cả ngày. Và chỉ cần 4 lá amacha có thể đủ dùng cho 300-700ml nước. Ngâm càng lâu lá trà ra càng ngọt. Ngon hơn nếu uống lạnh.